Yên Tử còn có tên gọi khác là Bạch Vân Sơn, là một địa danh vô cùng quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam, được xem như là “đất tổ của Phật giáo”.
Núi Yên Tử ở đâu?
Núi Yên Tử thuộc dãy núi Đông Triều vùng Đông Bắc nước ta, nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử thuộc núi Yên Tử tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh.
Yên Tử chính là nơi Đức vua Trần Nhân Tông hướng tâm về Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dứt bỏ hồng trần, một lòng quy phật.
Không còn là địa điểm tham quan xa lạ đối với nhiều khách du lịch, chùa Yên Tử, Quảng Ninh không chỉ thu hút khách thập phương bởi yếu tố tâm linh mà còn bởi khung cảnh huyền ảo, trầm mặc. Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, Đỉnh thiêng Yên Tử như chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn mình trong những đám mây bồng bềnh bao phủ xung quanh và cảnh vật non nước hữu tình.
Du lịch Yên Tử tháng mấy, thời gian nào đẹp?
Khu du lịch Yên Tử là nơi lưu giữ các di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành, nơi đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách xa gần. Đây còn là nơi có dải động thực vật đa dạng, phong phú.
Hằng năm, lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, du khách đến đây sẽ vừa được đắm chìm không khí linh thiêng nơi đất Phật, vừa có cơ hội vãn cảnh, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
Du khách thập phương đến cầu nguyện tại Đỉnh thiêng Yên Tử
Nếu muốn thanh tịnh, không gian yên tĩnh để vãn cảnh chùa, bạn có thể đến Đỉnh thiêng Yên Tử vào thời điểm ngoài mùa lễ hội. Bạn cần theo dõi thời tiết, tránh những ngày mưa bão gây khó khăn cho việc di chuyển.
Di chuyển tới chùa Yên Tử
Quảng Ninh là một tỉnh rất phát triển về du lịch và hạ tầng giao thông với sân bay Vân Đồn và hệ thống cao tốc nối với nhiều tỉnh thành nên du khách rất thuận tiện để di chuyển tới Yên Tử, Quảng Ninh. Chùa Yên Tử đã trở thành địa điểm tham quan khá nổi tiếng, các dịch vụ vận chuyển khách du lịch đến Yên Tử rất phổ biến. Bạn có thể lựa chọn giữa nhiều loại hình di chuyển, từ phương tiện xe máy, ô tô cá nhân hay xe khách.
Vào mùa lễ hội sẽ có xe buýt hỗ trợ đưa khách từ ngoài đường Quốc lộ (đối diện cổng chùa Trình) vào bến xe Hạ Kiệu ở chân núi Yên Tử. Tất cả các phương tiện di chuyển của khách tham quan đều phải đỗ ở bến xe này. Từ chỗ gửi xe đi vào tới ga cáp treo khoảng 1km, du khách có thể lựa chọn đi bộ hoặc đi xe điện cho. Giá vé xe điện 15k nếu đi 1 lượt và 20k/ khứ hồi.
Sau khi đến chân núi, có 2 lựa chọn để bạn chinh phục Đỉnh thiêng Yên Tử là đi bộ hoặc đi cáp treo. Tùy vào tình hình sức khỏe của mình để bạn chọn loại hình di chuyển cho phù hợp.
Đi bộ lên núi Yên Tử:
Nếu bạn có sức khỏe, có thời gian lại đam mê khám phá thì hình thức đi bộ leo lên núi Yên Tử là trải nghiệm rất thú vị. Vượt quãng đường dốc dài 6km này, leo hết những dãy bậc thang, vừa đi, vừa tản bộ ngắm cảnh 2 bên đường với cánh rừng trúc rậm rạp sẽ là trải nghiệm bạn không thể quên.
Dịch vụ cáp treo Yên Tử
Sử dụng dịch vụ cáp treo là sự lựa chọn phù hợp nhất nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khoẻ, đặc biệt thích hợp đối với người già, trẻ nhỏ hoặc người sức khoẻ yếu. Cáp treo dài hơn 1,2km và cao khoảng 450m.
Giá vé cáp treo lên Yên Tử
- Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên
Một chiều: 120.000 VNĐ/vé, khứ hồi: 200.000 VNĐ/vé
- Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh
Một chiều: 120.000 VNĐ/vé, khứ hồi: 200.000 VNĐ/vé
- Cáp treo lên Ngọa Vân
Một chiều: 100.000 VNĐ/vé, khứ hồi: 180.000 VNĐ/vé
Trẻ em dưới 6 tuổi dưới 1m2 và người già trên 70 tuổi, thương binh, tăng ni sẽ được miễn phí vé cáp treo.
Vào những ngày thường, cáp treo sẽ phục vụ du khách từ 7h đến 18h, còn vào dịp lễ là từ 5h đến 20h.
Địa điểm lưu trú khi du lịch Yên Tử
Chính vì ý nghĩa tâm linh và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà núi Yên Tử thu hút rất nhiêu du khách ghé thắm, kết hợp du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng. Vậy nên một địa điểm nghỉ chân thật thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng trong lịch trình du lịch Yên Tử.
Quần thể nghĩ dưỡng nổi bật ở Yên Tử có thể kể đến khách sạn 5 sao Legacy Yên Tử – MGallery by Sofitel nằm ở xã Thượng Yên Công, tp. Uông Bí, Quảng Ninh. Hãy liên hệ Hathanhtourist để có mức giá lưu trú tốt nhất.
Các địa điểm tham quan, trải nghiệm khi du lịch Yên Tử
Tham gia lễ hội Xuân Yên Tử
Trải nghiệm đặc biệt thú vị nhất phải kể đến Hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Dịp đầu năm luôn là thời điểm mà nơi đây đón đông đảo thập khách tứ phương nhất.
Vào dịp lễ hội, du khách sẽ được tham gia những hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc và mang đậm tính cổ truyền, chẳng hạn như Lễ dân hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Lễ khai ấn “Dấu thiêng Chùa Đồng”,…
Chùa Đồng
Tọa lạc trên đỉnh non thiêng liêng, chùa Đồng là một trong những di tích quan trọng nhất của quần thể Yên Tử. Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử với độ cao 1.068m so với mực nước biển. Chùa Đồng có hình dáng chùa như một đài sen, thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.
Đây là chốn thiên nhiên bao la hùng vĩ, bao phủ bởi mây trắng cùng sương mù nên được Tam Tổ Trúc Lâm và các thiền sư ngồi thiền.
Chùa Đồng được trùng tu năm 2006 và khánh thành năm 2007, được đúc bằng đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m, chiều cao 3,35m. Đây cũng là công trình kiến trúc, văn hóa Phật giáo độc đáo lớn nhất Đông Nam Á khi các tượng phật hoàn toàn được đúc bằng đồng.
Chùa Trình
Chùa Trình chỉ cách chùa Yên Tử chỉ khoảng 10km, còn có tên gọi khác là Chùa Bí Thượng, được xây dựng vào thời Hậu Lê với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất. Nơi đây cũng đồng thời là Trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Chùa được xây dựng theo hướng Tây Nam trên một sườn đồi của làng Bí Thượng.
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn gọi là Chùa Lân hoặc Long Động Tự, là nơi giảng đạo, độ tăng. Nơi đây là một trong những ngôi chùa quan trọng trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm. Vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm thành một nơi khang trang lộng lẫy vào năm 1293. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường xuyên đến đây thuyết pháp, giảng kinh.
Suối Giải Oan, chùa Giải Oan
Suối Giải Oan gắn liền với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trầm mình để ngăn cảnh vua Trần Nhân Tông quy y. Từ đó Suối Giải Oan trở thành nơi siêu độ cho các phi tần của vua nhà Trần.
Bên trong suối là chùa Giải Oan, hay còn gọi là chùa Hạ. Ngôi chùa này là một trong những chùa chính nằm trên cung đường đến với chùa Yên Tử. Từ chùa Giải oan đi thêm 800m sẽ đến Am Lò Rèn. Xưa kia, đây là nơi rèn đúc các dụng cụ phục vụ lao động và đời sống sinh hoạt của các Thiền sư và Phật tử nơi đây.
Dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non nên thơ, nghe tiếng suối chảy róc rách để tìm lại cảm giác thư thái và yên bình trong hành trình tìm về nơi đất thiêng.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên là nơi rộng lớn và có kiến trúc đẹp nhất trên núi Yên Tử, đây là nơi Đức vua Trần Nhân Tông giảng đạo, cũng là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tọa lạc tại độ cao 535m, chùa Hoa Yên còn được biết với cái tên Chùa Cả hay Chùa Phù Vân. Đây là chùa trung tâm trong hệ thống chùa Yên Tử.
Chùa được xây dựng theo lối chữ Công, thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự đặc trưng của các chùa miền Bắc Việt Nam, an lạc giữa mây trời thanh tịnh và yên bình.
Ngoài những địa điểm tham quan kể trên, tại Yên Tử còn có rất nhiều ngôi chùa, am, đền, tháp khác như chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Suối Tắm… Du khách đến du lịch Yên Tử nếu có thời gian có thể tham quan và khám phá thêm.
Một số lưu ý khi đến chùa Yên Tử
Du khách nên chọn mang cho mình loại giày thể thao để tiện đi lại bởi mặc dù có cáp treo nhưng một số đoạn đường du khách vẫn phải leo bộ. Đồng thời, bạn nên mặc loại trang phục phù hợp, có thể thay đổi phòng khi leo núi bị đổ nhiều mồ hôi, nên hạn chế mặc áo len cổ lọ. Hơn nữa, ăn mặc lịch sự và giữ gìn vệ sinh cũng là điều cần chú ý khi tới địa điểm linh thiên như ngôi chùa này.
Đặc sản Yên tử
Đến Đỉnh thiêng Yên Tử, bạn không chỉ được dâng hương cầu nguyện, được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng phong cảnh hữu tình mà còn được trải nghiệm ẩm thực đặc sắc.
Măng trúc Yên Tử
Đây là món ngon nhất định bạn nên thử khi đến Yên Tử. Măng trúc Yên Tử được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon nổi tiếng trứ danh tại đây. Loài măng này thân nhỏ, mềm vị ngọt thanh lại có chút đắng nhẹ hoà quyện tạo nên hương vị rất đặc trưng của măng trức Yên Tử. Đây thực sự là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất linh thiêng này.
Rượu mơ Yên Tử
Rượu mơ Yên Tử là loại rượu được làm từ quả mơ ở Yên Tử. Loại rượu này tuy là rượu nhưng lại không những không gây hại như nhiều loại rượu khác hiện nay mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Rượu được ngâm ủ từ quả mơ có vị ngọt dịu, dễ uống, là món quà phù hợp để tặng cho người thân, bạn bè.
Canh gà rượu bầu
Canh gà rượu bầu là món ăn nổi tiếng của người dân tộc Dao Thanh Y ở chân núi Yên Tử. Rượu bầu được nấu từ gạo nếp nương được giã bằng cối đá, nấu với men từ lá rừng tạo thành vị ngọt đặc trưng. Gà được lựa chọn từ gà bản địa, được nuôi thả tự nhiên, thịt dai, chắc. Món ăn này mang đến một hương vị thơm ngọt đặc biệt.
Chè lam Yên Tử
Đến với Yên Tử vào những dịp đầu xuân, bạn sẽ thấy khá nhiều những miếng chè lam được bày bán. Ăn một miếng chè lam vào ngày tiết trời se lạnh, cảm nhận vị dẻo dai của bột nếp, ngọt ngào của mật, cay của gừng, bùi của lạc. Món chè lam sẽ trở nên tuyệt vời hơn nếu bạn thưởng thức cùng chén trà ấm.
Hy vọng những chia sẻ của Hathanhtourist sẽ giúp bạn có chuyến trải nghiệm thú vị và ý khi khi du lịch tại khu di tích danh thắng Yên Tử.