Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ đá Sapa hay còn có tên gọi khác là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi.
Nhà thờ đá Sapa được bắt đầu công cuộc xây dựng vào năm 1926 và khánh thành vào năm 1935, địa điểm này được coi như biểu tượng đặc trưng của thị trấn Sapa sương mờ. Cho đến ngày nay, nhà thờ đá cổ Sapa đã trở thành một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan, với những hoạt động sinh hoạt thú vị tôn giáo của người dân địa phương.
Tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ có hơn 6000m2. Công trình này được xây dựng bởi kiến trúc sư người Pháp, họ đã ghi lại những dấu ấn lịch sử, chiến tranh trên những phiến đá tại nhà thờ.
Theo một số ghi chép lại, nhà thờ đã được lựa chọn có mặt tiền quay về hướng Đông, tức là hướng mặt trời mọc hay hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Khu tháp chuông ở phía cuối nhà thờ quay về hướng Tây, có ý nghĩa là nơi sinh thành của Chúa Kitô. Nhà thờ được xây từ đá đẽo, theo lối kiến trúc Gothic của La Mã. Các khuôn đá được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá được tạo nhám khiến cho người xem cảm giác như đang có nhũ đá chảy xuống, làm tăng nét đẹp tự nhiên. Trước kia, mái nhà được làm bằng vôi trộn với rơm, nay đã thay mới và lợp ngói.
Kiến trúc của Nhà thờ đá Sapa
Toàn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá là chủ yếu, được liên kết bởi vôi, cát và mật mía. Với tổng diện tích hơn 6000m2, Nhà thờ đá cổ Sapa được trang bị đầy đủ các phòng để bố trí các khu vực khác nhau. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn.
Di chuyển vào bên trong nhà thờ, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi lối kiến trúc Gothic La Mã mang đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc Châu Âu. Lối kiến trúc Gothic được thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhất của Nhà thờ.
Phần mái của nhà thờ được lợp bằng ngói đỏ và ốp theo hình tam giác, hai bên rìa của mái ngói làm theo hình dáng thẳng, đơn giản. Trần nhà được làm bằng rơm trộn với vôi, chúng được làm mới liên tục qua nhiều thế hệ. Đá tảng sử dụng cho tường bao xung quanh thay vì gạch, chúng gắn lại với nhau bằng sự tổng hòa của các vật liệu gồm vôi, cát, mật mía. Phần gác chuông là sự kết hợp từ hỗn hợp vôi, rơm và sắt vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian, chưa tu sửa lần nào.
Màu sơn trắng cho không gian bên trong nhà thờ góp phần tôn lên sự sang trọng, tạo cảm giác nới rộng, thông thoáng. Nhằm giữ gìn vệ sinh, hai bên tường đã được ốp gỗ. Phía trên thiết kế các ô cửa sổ kích thước nhỏ hình bán nguyệt, dùng những miếng kính sắc màu trang trí theo phong cách châu Âu.
Vẻ đẹp của nhà thờ đá Sapa
Từ xưa đến nay, nhà thờ đá Sapa là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con đồng bào dân tộc nơi đây. Nếu đến Nhà thờ vào thứ 7 hàng tuần, bạn có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Cùng với đó là hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi.
Bạn có thể đi thăm quan những tòa nhà rêu phong và cổ kính với vẻ đẹp riêng của nó, tạo thành một khung cảnh “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” rất đặc trưng, rất riêng của Nhà thờ. Ai đã đến nơi đây một lần chắc hẳn không thể quên được màn sương mù dầy đặc và nhà thờ đá thoắt ẩn thoắt hiện trong sương. Nhất là khi những bóng dáng xa xưa đó thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng.
Nhà thờ đá Sapa qua 4 mùa du lịch
Mùa xuân
Mùa xuân bắt đầu cũng chính là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc và những con đường ở Sapa rợp màu hoa mận, hoa đào. Mùa xuân là thời điểm sau tết rất nhiều người chọn đi du lịch, đây cũng là thời điểm nhà thờ đá Sapa thu hút khách du lịch nhất.
Trong dịp lễ hội mùa xuân, nhiều phiên chợ của người dân miền núi cũng nhộn nhịp, du khách có thể hòa mình vào không khí sôi động của phiên chợ xuân, đêm chợ xuân thêm một trải nghiệm mới.
Mùa hè
Vào mùa hè, du khách đến với Sapa sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đangvào mùa nước đổ đẹp long lanh như những bức tranh thuỷ mặc và khám phá vẻ đẹp mềm mại và tinh tế vào mùa hè nhà thờ cổ Sapa. Đôi khi sự yên tĩnh lúc chạng vạng khiến lòng tôi rất bình yên, như có ai đó đang tựa vào. Mùa hè cũng là một thời điểm rất đáng đến thăm nhà thờ đá Sapa
Mùa thu
Vào mùa thu chính là thời điểm khắp nơi ở Sapa bước vào mùa thu hoạch, du khách sẽ được ngắm nhìn màu vàng của lúa chín bao phủ khắp ruộng nương, đây thực sự là một trải nghiệm rất thú vị và đẹp mắt cho du khách.
Đặc biệt vào khoảng giữa tháng 9, sự tươi mới và sức sống của Sapa càng rõ ràng hơn khi có nhiều hoạt động thu hoạch sôi động. Vì vậy, đây cũng là thời điểm thích hợp để du khách đến thăm Sapa cũng như nhà thờ đá và khám phá nghề nông của đồng bào dân tộc thiểu số.
Mùa đông
Đây là khoảng thời gian đẹp nhất của nhà thờ khi được bao phủ một lớp tuyết trắng dưới thời tiết lạnh lẽo hoặc lúc ẩn lúc hiện trong những mảng mây bồng bềnh. Vào mùa đông, nhà thờ ngủ yên dưới những đám mây, đôi khi trở nên lạnh giá dưới lớp tuyết hoặc sương giá bao phủ. Trong tiết trời đông buốt giá, nhà thờ cổ Sapa ẩn hiện trong khung cảnh trầm mặc.
Hãy đến Sapa để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta và khám phá phong tục, văn hoá đặc sắc của bà con đồng bào nơi đây!