Gợi ý các điểm du xuân lễ hội gần Hà Nội sau tết Nguyên Đán

Mỗi dịp Tết đến không chỉ là thời gian để mọi người đoàn tụ mà còn là dịp thích hợp để du xuân. Sau đây là một vài địa điểm du xuân sau dịp tết quanh khu vực Hà Nội mà du khách không nên bỏ lỡ.

Du Xuân đến các Chùa / Phủ trong nội thành Hà Nội
– Phủ Tây Hồ
Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Phường Quản An, Quận Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
– Đền Quán Thánh:
Địa chỉ: Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
– Chùa Trấn Quốc:
Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
– Chùa Kim Liên:
Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
– Đền Ngọc Sơn:
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Làng Văn Hóa Các Dân Tộc

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nằm cách Hà Nội 40km. Nằm trong khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Khu bảo tồn này là nơi tái hiện lại đời sống sinh hoạt của 54 dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nó được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng vây quanh. Với đặc trưng về địa hình đã tạo nên một điểm tham quan cực thú vị và hấp dẫn. Là một địa điểm lý tưởng để tham quan dịp Tết đến.

Lễ hội Chùa Hương

• Thời gian diễn ra: bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
• Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Chỉ cách Hà Nội tầm 60km, Chùa Hương hay còn gọi với cái tên khác là Chùa Hương Sơn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất gần Hà Nội từ lâu và cũng là địa điểm không thể bỏ qua mỗi dịp du xuân – lễ hội, đây không chỉ đơn thuần là một ngôi chùa mà đây được xem là một tập hợp của quần thể-văn hóa tôn giáo Việt Nam.

Lễ hội Khai Ấn Đền Trần

• Thời gian diễn ra: bắt đầu rạng sáng ngày 15 tháng giêng.
• Địa chỉ: đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

Đền Trần được xây dựng vào năm 1695, thờ các vua nhà Trần và các quan có công triều đại đó. Đền Trần gồm 3 công trình lớn là đền Thượng ( đền Thiên Trường), đền Hạ (đền Cố Trạch) và đền Trùng Hoa. Hằng năm thì Lễ khai ấn sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng vào thời điểm rạng sáng.

Lễ hội đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

• Thời gian diễn ra: Ngày mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
• Địa chỉ: Cổ Mễ, Đáp Cầu, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Là một trong những ngôi đền tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu của dân Việt, đền Bà Chúa Kho hàng năm có rất nhiều người đến du xuân đầu năm để cầu tài cầu lộc, may mắn. Trong số đó chủ yếu là người dân làm ăn kinh doanh, buôn bán với niềm tin “vay” của Bà Chúa Kho sẽ buôn may bán đắt. Vào dịp cuối năm nơi đây cũng rất đông du khách tứ xứ đến với mong muốn “trả” lễ – “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả”.

Lễ hội Yên Tử

• Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng Giêng hằng năm.
• Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Yên Tử là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Phật giáo lâu đời của Việt Nam. Đây là địa điểm du xuân Hà Nội vào thời điểm đầu năm luôn hút một lượng lớn khách đến. Ngoài làm lễ tế bái cầu một năm sung túc, bình an thì du khách đến đây cũng để cảm nhận sự thanh tịnh mà bầu không khí nhẹ nhàng của thiên nhiên đất trời ở đây mang lại.

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

• Thời gian diễn ra: diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3.
• Địa chỉ: Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình.

Du khách đến quần thể chùa Bái Đính dịp đầu năm để cầu may, cầu tài, cầu lộc thì còn để chiêm ngưỡng, ngắm cảnh chùa, tận mắt chứng kiến 9 kỉ lục được ghi nhận ở đây. Kiến trúc độc đáo, đa dạng của chùa Bái Đính là điểm thu hút du khách thập phương bất kể lứa tuổi đến đây không chỉ dịp tết đến xuân về mà còn những ngày khác trong năm.

Hội Lim – Bắc Ninh

Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 30km. Ngoài hình thức du lịch tâm linh thì đây còn là địa điểm du xuân gần Hà Nội diễn ra nhiều lễ hội đầu năm.

Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, là ngày hội tôn vinh các loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Du Xuân Mộc Châu 

Mộc Châu cách Hà Nội 180km, thuộc tỉnh Sơn La là một trong những điểm du lịch “hot” của phía Bắc mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán. Du khách đổ về Mộc Châu thời điểm trước và sau Tết chủ yếu để ngắm mùa hoa đào, hoa mận nở trắng trời ở đây. Những khoảng đất, khoảng đồi rộng lớn được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi của các loài hoa này là điểm hấp dẫn mà ít nơi nào có được.

Du Xuân Mai Châu 

Mai Châu thuộc tỉnh Hòa Bình cách Hà Nội khoảng 160km. Người ta đánh giá mùa xuân là thời điểm Mai Châu đẹp nhất. Đây là nơi ở chủ yếu của dân tộc Thái tại các bản vùng rẻo cao. Mai Châu luôn là nơi bình dị cả về thiên nhiên lẫn con người. Vào mùa xuân thì ở Mai Châu khá lạnh. Độ này đang là mùa của hoa đào, hoa mận và hoa ban.

Lễ hội mùa xuân Hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn cách Hà Nội 240km. Hồ được bao bọc xung quanh bởi những núi đá vôi cao dựng chênh vênh.
Du xuân tại Hồ Ba Bể thì bạn có vô số các việc thú vị để làm, trong đó phải kể tới ngồi thuyền xuôi theo hồ. Đặc biệt vào dịp đầu năm, 9,10 tháng Giêng còn có Lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể với nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền, ném còn, bắn cung, hát múa truyền thống,….

Du xuân Sa Pa

Mùa xuân Sa Pa là mùa của lễ hội. Đến với Sa Pa vào thời điểm này, bạn sẽ được hòa mình vào những phiên chợ rực rỡ sắc màu, đắm chìm trong những âm thanh da diết từ những nhạc cụ dân tộc. Tham gia những lễ hội Sapa vào mùa xuân, bạn có cơ hội hiểu hơn về văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa như: Lễ hội Xuống đồng, Lễ hội Gầu tào, Lễ hội Tết Nhảy…

 

Bài viết tham khảo:

Tín ngưỡng và lễ hội tại chùa Hương

Bài viết liên quan